
Những “Người chạy đường mòn (Trail)” học hỏi được gì từ những “Người chạy đường trường (Road)” ?
Chia sẻ nhẹ của #KingofDinh Trọng Nhơn khi xuống núi chạy road.
Còn cảm giác của TACers từ chạy trail sang road thế nào nào?
——-•——-
1. Dáng chạy
Một con đường bằng phẳng cho tôi cơ hội hoàn hảo để tập trung suy nghĩ và kiểm tra về dáng chạy – không có phiền nhiễu, không có những con đường mòn nhấp nhô hay những ngọn đồi để thương lượng, điều đó giúp tôi có thể tập trung nội tâm và suy nghĩ về dáng chạy hiện tại. Và những người bạn chạy hôm nay là những Vđv chạy đường trường tốt nhất mà tôi gặp, đây là cơ hội để tôi quan sát, học hỏi và điều chỉnh dáng chạy của mình một cách tốt nhất. Và xen kẽ đâu đó trên những cung đường mòn kia sẽ có những đoạn bằng phẳng xen kẽ để tôi có cơ hộ áp dụng dáng chạy đó.
2. Sức mạnh tinh thần
Trên đoạn đường phẳng, không có quang cảnh núi non hay rừng nhiệt đới nào làm tôi thích thú, không có tiếng chim hót nào làm tôi say đắm. Mà tâm trí của tôi có xu hướng đấu tranh nhiều hơn một chút, suy nghĩ của tôi bắt đầu tập trung về việc nhẩm từng con số trong đầu rằng tôi phải chạy với tốc độ này bao lâu nữa, chạy bao xa nữa – đôi chân của tôi đã mỏi như thế nào. Sẽ không có bất kỳ cơ hội cho sự thỏa hiệp nào, trên đường mòn khi mỏi chân tôi có thể đi bộ lên những ngọn đồi và cố gắng bù bằng quãng tốc độ ở những đoạn downhill nhưng đối với một VĐV đường trường giỏi, khi bạn để tinh thần mệt mỏi điều khiển đôi chân bạn đi bộ hay hạ tốc độ đột ngột là bạn đã chấp nhận thua cuộc với chính mục tiêu của bạn. Đây là thời điểm hoàn hảo để thực hành một số chiến lược tinh thần để duy trì tốc độ hiện tại và hoàn thành nó.
3. Sức bền của các nhóm cơ cố định khi hoạt động cường độ cao và lặp lại liên tục
Bất cứ ai chạy marathon bằng phẳng sau khi thực hiện nhiều đường mòn trên đồi đều biết rằng chạy marathon bằng phẳng khó như thế nào, đặc biệt nếu bạn không được đào tạo đặc biệt cho nó. Tính chất lặp đi lặp lại của việc chạy trên đường bằng phẳng gây áp lực gấp nhiều lần lên các sợi cơ giống nhau so với sự đa dạng mà môn chạy đường mòn mang lại. Việc thêm một số đường chạy bằng phẳng vào thói quen của tôi thực sự có thể giúp tôi chuẩn bị cho những phần bằng phẳng xen kẽ đâu đó trong cuộc đua đường mòn tiếp theo. Những đoạn đường bê tông ở Sapa, DLUT, Pù Luông là một ví dụ điển hình.
4. Nhịp độ (cadence)
Người chạy đường trường tốt có cảm giác tốc độ sẵn có. Yêu cầu họ chạy 10-30-60 phút chăm chỉ, họ không hỏi với tốc độ nào, họ không hỏi họ chạy bao nhiêu lần, hồi phục và nghỉ ngơi. Chạy trên đường phẳng là một nơi tuyệt vời để tập nhịp độ cho từng bước chân, một con đường bằng phẳng có nghĩa là tốc độ có thể được giữ cố định và bạn không phải lo lắng về việc điều chỉnh tốc độ lên xuống của những ngọn đồi. Khi bạn đã có cảm giác tốt về nhịp độ, bạn có thể áp dụng nó vào những con đường mòn và học cách áp dụng nó trên những ngọn đồi có thể chạy được.
5. Đức tính tỉ mỉ, sự cẩn thận và tính kỷ luật
Nếu như những tai nạn nhỏ trên những cung đường mòn như vấn đề chọn giày; chọn đèn đầu và các công cụ hỗ trợ không hoàn hảo hay những tiểu tiết như sút giây dày; xốc hông, đau bụng khi đang chạy (v.v) thì tôi cam đoan bạn đều có thể hoàn thành cuộc đua một cách xinh tươi nếu bạn biết cách xử lý. Vậy đối với một cuộc đua Marathon thì sao, khi bạn đang chạy ở top đầu với pace trung bình 4:xx, nhịp độ, dáng chạy, hơi thở đều cực kỳ ổn định thì chỉ cần một sai xót nhỏ về dạ dày, một vết xước, một đôi giày không chắc chắn, bỏ xót một trạm nước trên đường đua…thì cơ hội để sửa sai của bạn là cực kỳ thấp, lúc này mọi công sức tập luyện của bạn hoàn toàn có thể trở nên “công cốc”, bạn có thể bị bỏ xa hàng trăm mét hay đơn giản là không thể tiếp tục cuộc đua với mục tiêu mà mình đề ra. Để có một cuộc đua hoàn hảo, VĐV đường trường phải dành hàng trăm giờ để tập luyện, để thử nghiệm và lên kế hoạch chi tiết, để thử nghiệm và sửa sai…và tất cả sự chuẩn bị đó chỉ để thực hiện trong khoảng thời gian 2:45-3:10 phút.
6. Tinh thần làm việc nhóm
Tôi đã có cơ hội làm việc nhóm với một số anh/chị chạy đường trường giỏi nhất khu vực phía Nam khi thực hiện những bài chạy tốc độ vào thứ ba hàng tuần tại Sala. Tôi học hỏi rất nhiều từ cách mọi người bàn luận về bài tập hôm nay; cách mọi người thay nhau dẫn pace trên đường chạy để đảm bảo giáo án; cách mọi người động viên nhau ở những trăm mét cuối hay những chia sẻ quý báu về phương pháp tập luyện và phòng tránh chấn thương. Chia sẻ là để cùng nhau tiến bộ!!
Bây giờ tôi không đề nghị chúng ta dành toàn bộ thời gian trên đường để luyện tập cho các cuộc đua đường mòn nhưng nếu bạn phải thực hiện một số bài tập chạy trên đường, hãy sử dụng nó như một điều tích cực chứ không phải tiêu cực, có rất nhiều điều chúng ta có thể học được từ việc chạy đường trường!
TAC chúc Nhơn đạt được target nhen. ????